Ý Nghĩa của Long Vị - Bài Vị - Linh Vị trong thờ cúng
mynghehoangca - 18/07/2018
Từ xa xưa, bài vị đã được sử dụng như một bản ghi nhớ, lưu truyền từ đời này qua đời khác. Bài vị dùng để đề tên người đã khuất tương đồng như di ảnh nhằm lưu giữ lại đời sau.
Ý Nghĩa của Long Vị - Bài Vị - Linh Vị trong thờ cúng
Bài vị hay còn gọi là Long vị thờ là một chiếc thẻ làm bằng gỗ hoặc lá đồng mỏng, ở giữa ghi họ tên, chức tước, hai bên ghi ngày tháng năm sinh, năm mất của người được thờ, gọi là thần chủ. Do tính chất bền đẹp và trang trọng, ngày nay bài vị thờ bằng gỗ được nhiều người lựa chọn hơn cả. Cũng như những đồ thờ cúng bằng gỗ khác, bài vị thờ bằng gỗ được sản xuất và bài trí dựa trên những nguyên tắc nhất định thì mới có ý nghĩa và hợp phong thủy, đem lại vận khí tốt cho gia chủ.
Bài vị - Long vị là một trong những đồ thờ cúng có ý nghĩa vô cùng linh thiêng. Một phần để tưởng nhớ những người đã khuất, một phần để lưu truyền cho con cháu đời sau mãi ghi nhớ công ơn của thánh thần, gia tiên. Chính vì vậy, bài vị thờ như để nhắc nhớ thế hệ sau luôn hướng về những người đi trước.
Long vị - Bài vị thờ bằng đồng mạ vàng 24k cao 32cm
Những nguyên tắc cơ bản khi lập bài vị thờ
- Về chất liệu: Bài vị thường được làm bằng đồng hoặc gỗ Thị do ngày xưa người ta gọi quê hương là Tử Lý (Tử có nghĩa là cây Thị), dựa theo truyền thuyết Từ Thức sau thời gian gặp tiên trở về quê hương thì thấy mọi sự đã thay đổi nhưng vẫn nhận ra cây Thị trồng tại đất nhà mình.
- Kích thước bài vị thờ thường là: trong lòng để viết chữ rộng từ 3 đến 4 cm, cao từ 13 đến 21 cm. Kích thước tổng thể Bài vị : Cao 38cm cung tốt (Tài chí, Tiến bảo) X Rộng 17cm cung tốt (Thêm đinh,Tài vượng), cao 41cm cung tốt ( Tiến bảo, Đinh) X Rộng 18cm cung tốt ( Lợi ích), hoặc một số kích thước khác được chọn theo số đẹp trên thước LOBAN và có kích thước tỉ lệ cân đối.
- Số chữ viết trên bài vị thờ phải được chia hết cho 4, hoặc chia cho 4 còn dư 3 (không được dư 1 hoặc dư 2) theo cách đếm tuần tự 4 chữ: Quỷ – Khốc – Linh – Thính; nếu là người nam thì phải vào chữ Linh (dư 3), người nữ phải vào chữ Thính (chia hết) là được.
- Các nội dung trong bài vị thờ bằng gỗ được viết bằng chữ Hán theo chiều dọc từ trên xuống dưới, từ phải qua trái.
+ Hàng chính giữa nêu: Vai vế của người được làm bài vị (như cha = hiển khảo; ông nội = tổ khảo; bà cố = tằng tổ tỷ; ông sơ = cao tổ khảo); tiếp đến là tước vị (nếu có); sau đó là tên (gồm tên húy = tên chính, tên tự, tên hiệu, tên thụy … nếu có). Nếu là bài vị mẹ hoặc bà thì ghi theo tước vị của cha, ông; sau đó ghi họ của ông + nguyên phối (hoặc thứ thất, kế thất, trắc thất…) phu nhơn.
+ Hàng bên trái (từ trong nhìn ra) ghi ngày tháng năm sinh.
+ Hàng bên phải (từ trong nhìn ra) ghi ngày tháng năm mất.
+ Cuối cùng là 3 chữ “chi Linh vị”, cũng có khi ghi “Thần chủ” hoặc “Linh vị”.
Bài vị thờ được chạm thủ công sắc nét đến từng chi tiết nhỏ
- Bài vị thờ bằng đồng được lưu giữ 5 đời ( ngũ đại mai thần chủ) kể từ người chủ cúng, đến đời thứ 6 được đem đốt hoặc thiên di vào nhà thờ tộc họ để thờ chung. Thực ra hiện nay, khi có một người trong gia đình mất, đã có các sư hoặc các thầy cúng lo giúp việc làm bài vị, và tất nhiên những bài vị này đều viết bằng chữ Hán Nôm.
Cách bày bài vị thờ bằng gỗ
Theo tín ngưỡng xưa nay, thần phật và gia tiên được coi là thần linh phù hộ cho các thành viên trong gia đình được bình an, vận nhà được ổn định. Do vậy bày bài vị trong thờ cúng đúng hay sai có liên quan chặt chẽ đến vận khí, bày đúng thì được yên hàn và tăng cường vận may cho mọi người.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Lê Quang Khang: Bàn thờ gia tiên thường được thiết lập hai lớp. Lớp trong kê sát tường hậu là chiếc rương lớn, trên đó đầu tiên là bày bài vị thờ bằng gỗ.
Những gia đình có điều kiện thường đặt bài vị trong khám thờ hoặc ngai thờ.
Đối với các chủ nhà là trưởng họ, trưởng chi thì thần chủ của họ và của chi không bao giờ thay đổi. Còn thần chủ của gia từ có sự thay đổi theo phong tục ngũ đại mai thần chủ. Nghĩa là trên bàn thờ bao giờ cũng chỉ có bốn bài vị thờ bằng đồng ghi bốn thần chủ theo thứ bậc là cao, tằng, tổ, khảo tức kị, cụ, ông, cha. Cứ đến đời sau thì ông tứ đại thành ông ngũ đại nên đốt thần chủ ông ngũ đại đi rồi nhắc lần lượt lên.